Subcutaneously
16:45 - 15/12/2017
Subcutaneous injection is used to pump needles put a drug solution into the Organization of connective tissue under the skin of the patient.
INFUSION
Guide the examination and treatment of injection safety facilities.
Established Union Associations Plastics Medical - Medical Equipment Association Vietnam
1. ĐẠI CƯƠNG
Tiêm dưới da là dùng bơm kim tiêm đưa một lượng dung dịch thuốc vào tổ chức mô liên kết dưới da của bệnh nhân.
1.1. Chỉ định, chống chỉ định
1.1.1. Chỉ định
Thuốc thấm dần vào cơ thể, phát huy tác dụng chậm từ từ: atropin sulfat, insulin...
1.1.2. Chống chỉ định
Thuốc dạng dầu, khó tan, ví dụ: testosteron
1.2. Dụng cụ và Thuốc
- Bơm tiêm: thường dùng loại 2ml, 5ml.
- Kim tiêm: dài 25 - 30mm, đầu vát dài hơn tiêm trong da.
- Các dụng cụ cần thiết khác trong thực hành kỹ thuật tiêm thuốc.
- Thuốc theo y lệnh.
1.3. Vùng tiêm
Tất cả những vùng da trên cơ thể đều có thể tiêm được vì tổ chức dưới da ít gặp các mạch máu, thần kinh lớn: mô dưới da mềm, ít cọ xát, ít bị nhiễm khuẩn, ít đau.
Các vị trí thường tiêm: mặt ngoài cánh tay, vùng cơ tam đầu cánh tay, có thể tiêm vùng mặt trước ngoài đùi khoảng 1/3 giữa đùi, bả vai...
Nếu tiêm nhiều lần cần phải thay đổi vị trí tiêm, tránh tiêm vào mũi kim cũ.
2. KỸ THUẬT TIÊM DƯỚI DA
2.1. Chuẩn bị bệnh nhân
- Bệnh nhân nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế tựa.
- Bộc lộ vùng tiêm.
2.2. Thực hành kỹ thuật
- Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 700 từ trong ra ngoài.
- Điều dưỡng viên sát khuẩn tay bằng cồn 700
- Tay trái dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo da bệnh nhân lên.
- Tay phải cầm bơm tiêm có gắn kim ngửa mũi vát của kim lên trên, chếch với mặt da 30 - 450, đâm kim nhanh qua da vào mô liên kết dưới da. Khi có cảm giác là kim đã vào mô liên kết dưới da thì bỏ tay trái và xoay nhẹ pít tông bơm tiêm vài lần, kiểm tra xem có máu ra không. Nếu không có máu ra theo, mới bơm thuốc từ từ vào cơ thể bệnh nhân.
- Nếu có máu ra theo là đâm phải mạch máu thì bình tĩnh rút bơm kim ra hoặc đâm sâu thêm vào đến khi không có máu ra nữa thì bơm thuốc từ từ.
- Khi đã bơm hết thuốc, tay trái kéo chếch căng da chỗ tiêm để thuốc không thoát ra theo mũi kim.
- Tay phải nhẹ nhàng rút kim ra nhanh, dùng bông tẩm cồn sát khuẩn nhẹ lên chỗ tiêm, sau đó đỡ bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái.
3. CÁC TAI BIẾN CỦA TIÊM DƯỚI DA - CÁCH PHÁT HIỆN VÀ XỬ TRÍ
3.1.Tai biến do vô khuẩn không tốt
Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trước, trong và sau khi tiêm dẫn tới bệnh nhân bị nhiễm khuẩn,
- Áp xe tại chỗ: chỗ tiêm tấy đỏ, sưng nóng, toàn thân có thể sốt hoặc không.
+ Xử trí: chườm nóng, dùng kháng sinh trong trường hợp thuốc tiêm không phải là thuốc kháng sinh.
+ Chích áp xe khi áp xe đã mềm hóa mủ rõ.
- Lây nhiễm bệnh truyền nhiễm như viêm gan virus B, C, HIV, các bệnh lây truyền theo đường máu, da và niêm mạc.
Do vô khuẩn không tốt, không đảm bảo nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn, thực hành kỹ thuật không đúng quy định.
3.2. Tai biến thường gặp
- Gẫy kim, quằn kim do bệnh nhân giãy giụa mạnh hoặc do tiêm không đúng kỹ thuật. Vì vậy không tiêm ngập đốc kim, khi kim gẫy có thể rút ra được.
- Bệnh nhân bị sốc: do bơm thuốc quá nhanh hoặc bệnh nhân quá sợ hãi, bệnh nhân bị đau không chịu được.
+ Thực hiện nguyên tắc khi tiêm hai nhanh một chậm (đâm kim và rút kim nhanh, bơm thuốc chậm), trước khi tiêm phải tiếp xúc, giải thích để bệnh nhân yên tâm, tránh sợ hãi, lo lắng...
3.3. Các tai biến do thuốc
- Bệnh nhân đau, áp xe vô khuẩn: do thuốc tiêm vào không hấp thụ được hoặc hấp thụ rất chậm.
+ Phát hiện: chỗ tiêm sưng, nóng, đỏ.
+ Xử trí: chườm nóng, chích áp xe nếu cần.
- Gây mảng mục ở trẻ em sau khi tiêm insulin, bismut, quinin, các chất dầu, các hormon, các dung dịch iod.
- Sốc phản vệ: do phản ứng của cơ thể đối với thuốc.