Nâng cao năng lực quản lý bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng tại Việt Nam
09:38 - 12/12/2017
Ngày 12/9 tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc gia “Quản lý lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng và bệnh truyền nhiễm mới nổi”.
Tất cả mọi người nên dùng bơm kim tiêm thông minh vào 2020
Quy tụ 150 doanh nghiệp trên thế giới tại triển lãm y dược thường niên tại Hà Nội
Thành lập Liên chi hội Nhựa Y Tế – Hội Thiết bị Y tế Việt Nam
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý, Khám chữa bệnh nhấn mạnh, Việt Nam luôn là điểm nóng đối với các bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguy cơ trở thành đại dịch. Những năm gần đây, Việt Nam liên tục phải đối mặt với những dịch bệnh như SARS, cúm gia cầm H1N1, H5N1, sởi, tay chân miệng, và đang hiện hữu là sốt xuất huyết. Tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm mới nổi đang có xu hướng gia tăng trở lại.
Từ năm 2010 với hệ thống cơ sở khám chữa bệnh bao phủ rộng khắp toàn quốc, người bệnh đã được tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng hơn với các dịch vụ y tế. Tuy nhiên, các cơ sở khám chữa bệnh luôn trong tình trạng quá tải, năng lực quản lý, chuyên môn trong việc thu dung, tiếp nhận, điều trị người bệnh nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm mới nổi của các cơ sở khám chữa bệnh giữa các tuyến còn chênh lệch nhau khá lớn khiến cho các bệnh viện tuyến cuối càng liên tục phải đối mặt với tình trạng quá tải, nhất là trong các đợt dịch. Vì vậy, việc nâng cao năng lực trong quản lý lâm sàng các bệnh truyền nhiễm luôn là ưu tiên của Bộ Y tế. Hàng loạt chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn nhằm thiết lập hệ thống, nâng cao năng lực cho khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Truyền nhiễm, Kiểm soát nhiễm khuẩn đã được ban hành như Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc năm 2008, Thông tư hướng dẫn Kiểm soát nhiễm khuẩn năm 2009…
Để triển khai các văn bản chính sách, nhằm đạt mục tiêu đã cam kết tại Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR 2005) và Kế hoạch Quốc gia về giám sát dịch bệnh mới nổi ở châu Á-Thái Bình Dương (APSED 2014-2017), từ năm 2012, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã tiến hành khảo sát đánh giá năng lực, nhu cầu về đào tạo huấn luyện quản lý lâm sàng nhiễm khuẩn hô hấp cấp nặng (SARI), xây dựng tài liệu đào tạo, biên dịch tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và triển khai đào tạo thí điểm về quản lý nhiễm khuản hô hấp cấp nặng đối với các nhân viên y tế làm việc tại khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực của các bệnh viện từ trung ương, tỉnh, thành phố đến các bệnh viện quận, huyện.
Năm 2015, Bộ Y tế đã thực hiện khảo sát về tính sẵn sàng đáp ứng với các các bệnh hô hấp cấp tính nặng (SARI) tại 36 bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1, đã đưa ra những kết luận quan trọng như (1) Các bệnh viện đều có các TTB y tế, nhân lực đáp ứng với các trường hợp SARI nặng. Các bệnh viện tại các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh được trang bị tốt hơn nhiều so với bệnh viện tỉnh. Nếu không tính đến buồng cách ly áp lực âm, 76,2 % các bệnh viện có đủ trang thiết bị đáp ứng với SARI. (2)Tất cả các bệnh viện, đều trong tình trạng quá tải, đặc biệt ở ICU. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc thu dung và điều trị các trường hợp SARI, nhất là trong tình huống có dịch, mặc dù các bệnh viện đều khẳng định có thể nhanh chóng mở rộng quy mô bệnh viện và ICU trong tình huống khẩn cấp.
Các bệnh nhân SARI nặng chủ yếu được đưa vào khoa ICU (Hồi sức cấp cứu) để điều trị, nhưng hiện nay các khoa ICU còn thiếu nhiều nhân lực, nhất là điều dưỡng. Bên cạnh đó chỉ có 51% các bác sĩ và 35,3 % các điều dưỡng của các bệnh viện được tập huấn xử lý SARI. (4) Công tác chống nhiễm khuẩn đáp ứng với SARI của các bệnh viện cần tiếp tục được quan tâm đầu tư, hỗ trợ và kiểm tra, nhất là khử khuẩn dây máy thở và chuẩn hóa các buồng cách ly Bộ Y tế xác định việc nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt là quản lý trường hợp nặng có tiềm năng đại dịch là một lĩnh vực ưu tiên; nhằm thực hiện mục tiêu của IHR (2005) và Kế hoạch quốc gia về giám sát dịch bệnh mới nổi ở châu Á Thái Bình Dương (APSED 2014-2017)
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực trong quản lý lâm sàng bệnh Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng và các bệnh truyền nhiễm mới nổi
Bộ Y tế, phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức 02 khóa tập huấn TOT cấp chứng nhận Giảng viên Quốc gia về SARI; Tổ chức 02 khóa tập huấn thí điểm cho BS, điều dưỡng các BV tỉnh/huyện cho Quảng Ngãi, Bến Tre. Nâng cao tỷ Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng 1 có khoa Cấp cứu; Bệnh viện hạng đặc biệt 100%, BV hạng 1 có 40.5% (47 khoa/116B ); Biên dịch cuốn Xử trí cấp cứu lồng ghép cho người lớn và trẻ em (Integrated Management of Adolescent and Adult Illness: IMAI) của WHO sang tiếng Việt; Dự thảo Chương trình Quốc gia về đào tạo quản lý cấp cứu SARI và một số bệnh thường gặp giai đoạn 2016-2020…
Theo ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, trong giai đoạn từ 2017-2020, Cục Quản lý Khám chữa bệnh sẽ trình Bộ Y tế phê duyệt tài liệu thành Bộ tài liệu đào tạo liên tục (CME) về quản lý cấp cứu SARI và MỘT số bệnh thường gặp. Giao nhiệm vụ đào tạo liên tục (cấp mã đào tạo) cho 10 Trung tâm đào tạo 3 miền để thực hiện nhiệm vụ này. Tổ chức Khóa tập huấn giảng viên Quốc gia về Quản lý cấp cứu SARI và một số bệnh thường gặp, do Trung Tâm phát triển năng lực khám chữa bệnh làm đầu mối, qua đó cấp chứng nhận cho hệ thống giảng viên Quốc gia, mỗi trung tâm 03 người, tổng số 30 giảng viên. Đào tạo TOT để nhóm giảng viên quốc gia chuyển giao cho các giảng viên cấp tỉnh triển khai đào tạo cho tuyến quận/huyện của tỉnh nhà và đào tạo lại liên tục…
Nguồn: Cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ y tế